Trình tự, thủ tục công nhận lưu hành phân bón mới
Trình tự, thủ tục công nhận lưu hành phân bón mới (đối với loại phân bón không qua khảo nghiệm)
Trước tiên chúng ta phải cần nắm rõ là phân bón nào không cần phải khảo nghiệm là những loại phân bón nào
- Căn cứ Khoản 2 Điều 39 của Luật Trồng trọt của Quốc Hội ban hành năm 2018 (Luật số: 31/2018/QH14)
Các loại phân bón không phải khảo nghiệm bao gồm:
a) Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
Như vậy nếu Quý khách hàng muốn đăng ký công thức phân bón hữu cơ, Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa N hoặc P, hoặc K thì không cần qua khảo nghiệm
Quy trình công nhận phân bón không cần quy khảo nghiệm như sau./
Hồ sơ nộp tại Cục BVTV theo Nghị định Số: 84/2019/NĐ-CP
1. Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (Download Mẫu)
2. Bảng thông tin chung về phân bón đề nghị công nhận lưu hành (Download Mẫu)
3. Photo công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón Hoặc Hợp đồng gia công với nhà máy đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện Sản xuất phân bón đã đúng danh mục mục sản xuất
4. Phiếu kết quả test mẫu:
Lưu ý: Đối với phân bón hữu cơ Ngoài test các chỉ tiêu chất lượng chính còn test thêm những yếu tố hạn chế sau:
4 Yếu tố hạn chế: Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân(Hg), Cadimi(Cd)
02 yếu tố vi sinh: Vi khuẩn Salmonella, Vi khuẩn E. coli
Nếu thành phần nguyên liệu sản xuất phân bón có nguồn gốc từ than bùn; rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; phế thải chăn nuôi
Ghi chú: Phân bón hữu cơ được phép bổ sung N, P, K trung, vi lượng và Vi sinh vật, chi tiết Bảng 23 Trang 73 của Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT
Riêng phân đơn N hoặc P hoặc K thì không cần phân tích yếu tố hạn chế như trên
Đây mà mẫu Quyết định công nhận lưu hành phân bón hữu cơ
Sau khi có Quyết định Công nhận lưu hành phân bón rồi thì Doanh nghiệp căn cứ vào Quyết định công nhận lưu hành tiến hành làm thủ tục công bố hợp quy.
Về thủ tục công bố hợp quy sẽ có kỳ sau
Mọi thông tin chi tiết liên hệ: 0905 486 515
Tin liên quan
- Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất phân bón
- Cách Pha Chế Công Thức Phân Bón Lá, Canxin Bo..
- Chuyển giao công thức phân bón "Giải thoát tiêu điên"
- Nhận gia công phân bón NPK
- Nhận gia công phân bón trung, vi lượng
- Trình tự đăng ký tổ chức hội thảo phân bón vô cơ
- Công bố hợp quy phân bón vô cơ tại Sở Công Thương
- Chuyển giao, cho thuê công thức phân bón 0905201499
- Quy trình lưu hành phân bón hữu cơ và phân bón khác theo 41/2014/TT-BNN
- Quy trình lưu hành phân bón vô cơ TT 29/2014/TT-BCT
- Quy trình lưu hành phân bón hữu cơ TT 41/2014/TT-BNNPTNT
- Thủ tục cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ
- Chuyển nhượng, mua bán công thức (tên) phân bón 0905 2014 99
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Công nhận lưu hành phân bón vô cơ, hữu cơ
- Công bố hợp quy phân bón