Chứng nhận hợp quy sản phẩm điện
Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 09:2012/BLĐTBXH (Download tại đây) là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ ban hành theo Thông tư số 34/2012/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội.
Phương thức đánh giá sự phù hợp sản phẩm điện cầm tay truyền động bằng động cơ
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 (Sản xuất trong nước) hoặc Phương thức đánh giá 7 (Hàng nhập khẩu) theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Chứng nhận hợp quy sản phẩm điện cầm tay truyền động bằng động cơ
Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5
- Đánh giá quá trình sản xuất và kết hợp lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường
- Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7
- Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.
Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm điện cầm tay truyền động bằng động cơ
Bước 1. Đăng ký dịch vụ, nộp đơn đề nghị cấp chứng nhận
Bước 2. Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận
Bước 3. Đánh giá chứng nhận:
+ Giai đoạn 1: Xem xét sự phù hợp, kiểm tra hồ sơ
+ Giai đoạn 2: Thành lập đoàn đánh giá, thực hiện hoạt động đánh giá tại Quý công ty.
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy và thực hiện đánh giá giám sát đình kỳ.
Mọi thông tin về chứng nhận hợp quy gạch liên hệ với chúng tôi!